Nguyên lý hoạt động Loa áp điện

Hiệu ứng áp điện là hiệu ứng thuận nghịch, xảy ra trong một số chất rắn như thạch anh, gốm kỹ thuật,... Khi đặt dưới áp lực thì bề mặt khối chất rắn phát sinh điện tích, và ngược lại nếu tích điện bề mặt thì khối sẽ nén dãn. Hiệu ứng có mức cực đại ở các phương cắt xác định cho mảnh cắt từ tinh thể chất rắn đó, và trong nhiều loại vật liệu thì phương cắt này là góc 45° so với trục chính của tinh thể [1][2].

Hiệu ứng áp điện được áp dụng rộng rãi trong kỹ thuật điệnđiện tử, như chế các cảm biến điện áp, thanh trễ, linh kiện thạch anh để lọc và ổn định tần số, loa áp điện, micro, đầu đánh lửa trong bếp ga hay bật lửa,...

Trong loa áp điện sự dao động cơ học ban đầu được tạo ra bằng cách áp một điện áp vào một vật liệu áp điện, và chuyển động này thường được chuyển thành âm thanh nghe được bằng cách sử dụng màng và bộ cộng hưởng. So với các thiết kế loa khác, loa áp điện tương đối dễ ghép nối, ví dụ có thể kết nối chúng trực tiếp tới đầu ra TTL, mặc dù các mạch điện lối ra phức tạp hơn có thể cho cường độ âm thanh lớn hơn [1].

Thông thường, loa áp điện có tần số cộng hưởng trong khoảng 1–5 kHz, và trong các ứng dụng siêu âm thì lên đến 100 kHz [3].

Liên quan